MEP là gì? Khái niệm về kỹ sư MEP và bí mật để thành công

MEP là gì? Khái niệm về kỹ sư MEP? Và làm thế nào để thành công trong lĩnh vực này? Đây có lẽ là câu hỏi đặt ra của nhiều người đang quan tâm đến ngành nghề này.

Vậy thì hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem đây có phải công việc phù hợp với bản thân mình hay không nhé?

MEP là gì? Khái niệm về kỹ sư MEP?

MEP là viết tắt tiếng Anh của Mechanical Electrical Plumbing.

Trong đó:

  • M – Mechanical: nghĩa là hệ thống điều hòa, hệ thống nhiệt, hệ thống thông gió và các hệ thống của mảng cơ khí.
  • E – Electrical: nghĩa là hệ thống điện, ánh sáng, cấp nguồn,..
  • P – Plumbing: nghĩa là hệ thống cấp, thoát nước, bao gồm cả hệ thống nước chữa cháy.

Vì vậy chúng ta có thể hiểu MEP là hệ thống cơ khí, điện, nước, trong một tòa nhà. Nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu cho sinh hoạt của con người. Dựa vào khái niệm nêu trên, chúng ta có thể hiểu được kỹ sư Mep là người có trình độ, chuyên môn trong các lĩnh vực cơ khí, điện, cấp thoát ra và hệ thống chữa cháy.

MEP là gì?

4 Hạng mục chính của MEP

  • Hệ thống cơ khí bao gồm: điều hòa không khí, hệ thống nhiệt, hệ thống thông gió
  • Hệ thống điện
  • Hệ thống cấp, thoát nước
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Tại các công trình xây dựng, điện chiếm khoảng 45-65% tổng thể. Một vài công trình chiếm tỷ lệ lớn hơn khoảng 75-80%.

Công việc hàng ngày của các kỹ sư MEP

Nếu bạn đang học chuyên ngành kỹ sư MEP mà chưa biết khi ra trường mình phải làm những công việc gì? Thì hãy tìm hiểu ở bài viết sau đây:

1. Thiết kế hệ thống Mep

Với công việc này việc bạn cần làm đó là thiết kế, thi công, và trực tiếp lắp ráp các thiết bị điện, cơ khí, nước tại các công trình xây dựng.

2. Dự toán đấu thầu

Các kỹ sư Mep sẽ là người dự tính được các chi phí đấu thầu của từng bộ phận và chuẩn bị vật liệu xây dựng, lắp đặt. Ngoài ra còn phải đào tạo, phát triển nguồn lực cho các nhân viên cùng ngành khác.

3. Tư vấn dịch vụ cho khách hàng

Khi khách hàng có nhu cầu thiết kế, lắp đặt các hệ thống Mep. Bạn sẽ là người đứng ra để tư vấn các gói dịch vụ phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm duy trì thời gian bảo dưỡng khi cần.

Trên đây là một số công việc của các kỹ sư Mep, khối lượng công việc là khá lớn nên đòi hỏi người kỹ sư Mep phải có khả năng chịu được áp lực lớn. Thì mới có thể làm tốt công việc được.

Nếu đang trong quá trình học tập trên giảng đường về chuyên ngành Mep. Hạn hãy cố gắng trang bị cho mình thật nhiều kiến thức và chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chịu được áp lực công việc.

Công việc của kỹ sư MEP

Làm thế nào để làm tốt công việc kỹ sư Mep?

Cho dù làm bất cứ công việc nào thì ai cũng mong muốn đạt được thành công. Do áp lực của kỹ sư Mep khá lớn, nên bạn cần có những thực hiện những điều sau để làm tốt công việc này một cách tốt nhất.

1. Đam mê với nghề

Nếu phải làm công việc do người khác sắp đặt sẵn mà không có chút hứng thú nào? Thì chắc chắn chúng ta không thể gắn bó lâu dài được.

Vì vậy đam mê là động lực để bạn vượt qua được mọi khó khăn, thất bại trong quá trình làm việc. Khi bạn thật sự am hiểu về Mep cùng với đam mê với nó. Thì chắc chắn thành công trong công việc này sẽ sớm đến với bạn.

2. Có trình độ, chuyên môn về Mep

Đây là công việc không phải đơn thuần cứ thích là sẽ làm được. Vì kỹ sư Mep phải là người được học hành bài bản và có chuyên môn về lĩnh vực này. Thì mới có thể thực hiện thiết kế, lắp đặt các hệ thống một cách khoa học, chính xác. Đây cũng là yếu tố quyết định để bạn có thành công trong sự nghiệp kỹ sư Mep được hay không.

3. Chịu được áp lực

Công việc của các kỹ sư Mep có mức độ cực khó và cần phải tập trung, tỉ mỉ. Do vậy khi phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn bạn sẽ phải chịu áp lực tương đương với khối công việc đó. Vì vậy khả năng chịu đựng được áp lực công việc sẽ giúp bạn không gặp phải tình trạng bị stress tinh thần.

4. Có niềm tin vào bản thân

Nếu bạn không tin vào chính mình thì không ai có thể đặt niềm tin vào bạn được. Vì vậy hãy tự tin vào bản thân sẽ làm được công việc này một cách tốt nhất. Kể cả những khi thất bại hay chán nản hãy nghĩ rằng mình làm được thì bạn sẽ có lý do để cố gắng không bỏ cuộc.

Nếu bạn có đam mê và nhiệt huyết với công việc này thì hãy cố gắng theo đuổi đến cùng. Chắc chắn bạn sẽ thành công.

Hy vọng qua bài viết trên các bạn đã biết MEP là gì? Và bí quyết để thành công với nghề kỹ sư MEP. Nếu các bạn có bất cứ vấn đề nào cần tham khảo thì hãy truy cập vào website của Wikikienthuc chúng tôi sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)