Packing list là gì? Các mẫu phiếu Packing list phổ biến hiện nay

Packing list là một trong những từ khóa mà chắc hẳn bạn đã từng gặp hoặc đã từng nghe ai đó nhăc tới. Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Mà chưa biết đến khái niệm này thì hãy đọc nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như vai trò của Packing list trong xuất nhập khẩu quan trọng ra sao.

Và để giúp các bạn hiểu về ý nghĩa của từ Packing list cũng như cách sử dụng nó. Thì ngay dưới đây Wikikienthuc sẽ chia sẻ tới các bạn chi tiết nhất.

Packing list là gì?

Nói theo một cách dễ hiểu thì Packing list là phiếu đóng gói hàng hóa. Đây là một giấy tờ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong một bộ chứng từ xuất nhập khẩu.

Packing list là gì?

Packing list có đầy đủ các thông tin như là, người bán đã xuất đi những gì cho người mua. Việc này sẽ giúp cho người mua đối chiếu lại số lượng hàng hóa có được trùng khớp hay không. Tóm lại Packing list là một trong những giấy tờ vô cùng quan trọng. Cần phải có trong khi thực hiện quy trình xuất nhập khẩu.

Nội dung chính trong Packing list

Trong một Packing list sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

  • Tiêu đề gồm có: Logo, tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của doanh nghiệp
  • Thông tin của người bán hàng: Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax
  • Số và ngày xuất Packing list
  • Thông tin của bên mua: Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax
  • Số lượng và số thứ tự container
  • Ref no: Số đơn hàng khi hàng đến
  • Port of loading: Cảng bốc hàng
  • Port of Destination: Cảng dỡ hàng xuống
  • Vessel name: Tên và số chuyến tàu
  • ETD: Ngày dự kiến tàu sẽ rời cảng
  • Product: Tên hàng, ký hiệu, số kiện, thể tích hàng
  • Packing: Số lượng thùng được đóng gói
  • NWT: Trọng lượng của hàng
  • GWT: Tổng trọng lượng của hàng, thùng, dây, hộp chứa,..
  • Xác nhận của bên bán: Ký tên, đóng dấu
  • Tên của người kiểm tra kỹ thuật và đóng gói

Vai trò của Packing list

Packing list có vai trò như thế nào mà được coi là một giấy tờ không thể thiếu trong quá trình xuất nhập khẩu.

Bởi vì với số lượng hàng hóa rất lớn, để kiểm soát được chính xác bạn cần phải có một Packing list cụ thể, để biết được các vấn đề sau:

  • Số lượng và trọng lượng hàng trong container là bao nhiêu?
  • Tổng số kiện hàng, số pallet? Và có tất cả bao nhiêu số kiện nhỏ được đóng trong thùng lớn?
  • Loại hàng hóa cần được dỡ bằng tay hay bằng máy chuyên dụng?
  • Sử dụng phương tiện vận chuyển hàng như thế nào cho phù hợp? Ví dụ như: Xe mấy tấn, thùng kích thước bao nhiêu thì vừa?
  • Thời gian dỡ hàng trong khoảng bao lâu? Để căn được số lượng hàng dỡ trong một ngày
  • Tìm kiếm hàng hóa theo yêu cầu nhanh chóng, biết rõ chính xác nó ở thùng nào kiện nào. Bên cạnh đó khi gặp trường hợp hàng bị lỗi sẽ dễ dàng hơn cho việc khiếu nại, vì đã ghi rõ số lô hàng và người đóng gói trong Packing list

Các mẫu Packing list phổ biến

Hiện nay có ba mẫu Packing list được sử dụng phổ biến trong quá trình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, cụ thể đó là:

1. Detailed Packing list – Phiếu đóng gói chi tiết

Đối với phiếu đóng gói Detailed Packing list sẽ có nội dung rất chi tiết của từng lô hàng. Và có thể kiểm tra chính xác được số hàng thực tế khi dỡ xuống và nhập vào kho. Cho nên đây là mẫu phiếu được người mua và người bán sử dụng trực tiếp.

2. Neutrai Packing list – Phiếu đóng gói trung lập

Nếu trong trường hợp người mua không muốn để tên người bán trong khi xuất nhập khẩu. Thì có thể dùng mẫu phiếu Neutrai Packing. Vì trong nội dung của phiếu này không có nói đến tên của bên bán hàng.

3. Packing and Weight List – Phiếu đóng gói, bảng kê trọng lượng

Đây là mẫu phiếu đóng gói, kèm theo cả bảng kê chi tiết về trọng lượng của hàng hóa. Vì vậy mẫu Packing and Weight List cũng được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng.

Một số mẫu Packing list thường được sử dụng.

Bộ chứng từ xuất khẩu bao gồm các giấy tờ gì?

Để thực hiện quy trình xuất khẩu, các doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các giấy tờ trong bộ chứng từ, bao gồm các giấy tờ sau:

Chứng từ bắt buộc gồm có:

  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận đơn
  • Tờ khai hải quan

Chứng từ thường có:

  • Tín dụng thư
  • Chứng từ bảo hiểm
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
  • Chứng thư kiểm dịch

Một số chứng từ khác:

  • Chứng nhận kiểm dịch
  • Chứng nhận kiểm định chất lượng
  • Chứng nhận an toàn vệ sinh

Thủ tục xuất nhập khẩu

Để hàng hóa của doanh nghiệp được thông quan sang biên giới của một quốc gia khác. Cần phải thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu bắt buộc, cụ thể là:

  • Chuẩn bị chứng từ để làm thủ tục hải quan
  • Cài đặt ứng dụng khai báo hải quan của VNACCS
  • Nhận kết quả phân luồng
  • Nộp thuế
  • Thông quan hàng hóa

Nhà nước ta nói riêng hay bất cứ đất nước nào nói chung. Điều có quy trình xuất nhập khẩu rất nghiêm ngặt. Việc làm này sẽ giúp hạn chế tối đa các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng và những mặt hàng cấm được lọt qua biên giới.

Trên đây là bài viết chia sẻ về ý nghĩa của từ Packing list. Hy vọng mọi người đã hiểu rõ Packing list là gì? Và tầm quan trọng của mẫu phiếu này trong quá trình xuất nhập khẩu. Hãy thường xuyên theo dõi Website để cập nhật những thông tin vô cùng bổ ích.

3.3/5 - (3 bình chọn)