LSS là phí gì? Ai phải nộp và cách tính phụ phí LSS chi tiết nhất

LSS là phí gì? Đây không chỉ là thắc mắc của bạn mà còn là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một loại phí được thu đối với vận tải đường biển. Nhằm giảm thiểu lượng khí thải lưu huỳnh, giúp bảo vệ môi trường.

Nếu bạn lần đầu nghe đến loại phí này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Wikikienthuc sẽ chia sẻ và mang tới các bạn kiến thức chi tiết nhất về LSS là gì ngay sau đây.

LSS là phí gì?

Rất nhiều người khi nghe đến LSS đều thắc mắc LSS là phí gì? Đây là viết tắt của cụm từ Low Sulphur Surcharge, nghĩa tiếng Việt là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Đây là phí được thu đối với vận tải đường biển và đường hàng không trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

LSS (Low Sulphur Surcharge) phụ phí giảm thải lưu huỳnh.

Hiện nay, các tàu thương mại đều sử dụng nhiên liệu có chứa hàm lượng lưu huỳnh rất cao. Trong quá trình vận tải, khí lưu huỳnh sẽ thải ra ngoài môi trường rất có hại. Do đó, IMO đã đưa ra biện pháp cải thiện và giảm tác động của vận tải đường biển đến môi trường vào năm 1960 bằng cách thu phí LSS.

Các công ty hoàn toàn có thể sử dụng nhiên liệu sạch trong vận hành tàu biển để bảo vệ cho môi trường. Nhưng bù lại thì chi phí cho nhiên liệu sạch rất cao.

Để giảm thiểu chi phí, họ sử dụng nhiên liệu hầm và nộp thêm phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Loại phụ phí này có nhiều cách gọi khác nhau tương ứng với từng hãng tàu như sau:

  • LSS – Phụ phí lưu huỳnh mức thấp
  • GFS – Phụ phí nhiên liệu xanh
  • ECA – Phụ phí cho khu vực kiểm soát lượng khí thải
  • LSF – Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh ở mức thấp

Đối tượng phải đóng phí LSS là gì?

Ai là người phải đóng loại phí LSS này? Thì những đối tượng phải đóng phí LSS là những tàu hoạt động trên biển trong quá trình vận tải, xuất nhập khẩu hàng hóa.

Các đối tượng phải chịu phí LSS.

Các tàu phải đóng phí 100% và không phân biệt mặt hàng xuất nhập khẩu. Mọi mặt hàng đều được tính phụ phí như nhau. Đây là một cách để giảm thiểu tác hại đến với môi trường.

Những quy định liên quan đến lượng khí thải lưu huỳnh

  • Quy định liên quan đến ngăn ngừa ô nhiễm không khí do các loại tàu thủy – Phần phụ lục VI.
  • Cách kiểm soát khí thải phát sinh do tàu thủy như: SOx (oxit lưu huỳnh), NOx (oxit nito), ODS (những chất làm suy giảm tầng ozon), VOC (các hợp chất dễ bay hơi và đốt cháy tàu).
  • Đóng góp ý kiến về việc xử lý và cải thiện tình trạng ô nhiễm tại khu vực và trên toàn cầu.
  • Những vấn đề khác liên quan đến tình trạng sức khỏe của con người
  • Các vấn đề về môi trường khác.

Những thay đổi trong quy định giới hạn hàm lượng lưu huỳnh

Phụ phí này có những thay đổi gì về quy định không? Từ năm 2020 thì IMO (Tổ chức Hàng hải thế giới) đã có những quy định mới về giới hạn hàm lượng khí thải lưu huỳnh. Và yêu cầu toàn bộ tàu hoạt động trên biển phải tuân thủ.

Theo quy định mới này thì hàm lượng lưu huỳnh chứa trong nhiên liệu tối đa chỉ được 0,5%. Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với giới hạn cũ là 4,5% (năm 2005) và 3,5% (năm 2012).

Những thay đổi về phụ phí LSS.

Cách tính phụ phí LSS

Mức phí LSS không cố định mà có thể thay đổi vào những thời điểm nhất định. Cụ thể, mức phụ phí này được tính như sau:

  • Mức phí LSS được tính tùy vào từng chuyến đi cũng như từng điểm đến của tàu. Mỗi tàu đều có hải trình riêng. Vì vậy, mức phụ phí này sẽ được quy định và thông báo trước. Khi mà tàu đã xác định được hành trình và các tuyến tàu đi qua khu vực kiểm soát lượng khí thải.
  • Mức phí đối với các loại hàng hóa là như nhau, cho dù là hàng khô, hàng chứa dung môi hay hàng may mặc,… Sự khác biệt về mức phí phụ thuộc vào các khoản phí cộng thêm khi sử dụng nhiên liệu sạch trên các điểm đi cụ thể.
  • Mức phụ phí này cũng thay đổi tùy theo sự thay đổi mức giá của nhiên liệu sạch. Nếu nhiên liệu sạch tăng giá thì mức phí này cũng tăng theo và ngược lại. Căn cứ vào điều này, các tàu cũng có thể dự trù được mức chi phí phát sinh để có sự chuẩn bị chu đáo.

Các biện pháp hỗ trợ đáp ứng cho tiêu chuẩn giới hạn mới (0,5%)

  • Tàu đáp ứng quy định mới của IMO bằng cách sử dụng nhiên liệu có mức độ lưu huỳnh thấp. Đây là một cách giảm thiểu lượng khí thải lưu huỳnh trong môi trường, giúp bảo vệ môi trường.
  • Đây cũng là một trong những điều được công nhận trong bộ luật quốc tế về vấn để sử dụng gas và nhiên liệu Flashpoint thấp khác (áp dụng năm 2015). Một loại nhiên liệu khác là methanol cũng được dùng để thay thế đối với một số dịch vụ biển ngắn.
  • Các tàu cũng có thể giảm khí thải SOx bằng một số phương pháp khác nhau. Như sử dụng hệ thống làm sạch khí thải, sử dụng máy lọc khí…

Trên đây là những thông tin chi tiết về phí LSS – phụ phí giảm thiểu khí thải lưu huỳnh. Qua bài viết này, Wikikienthuc đã giải đáp thắc mắc LSS là phí gì và cách tính phụ phí. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức hữu ích về phí LSS.

5/5 - (1 bình chọn)