Dropshipping là gì? Ưu và nhược điểm mô hình kiếm tiền này là gì?

Hiện nay, thuật ngữ Dropshipping được sử dụng khá nhiều. Đây là một từ thường xuất hiện trong kinh doanh sản phẩm.

Tuy nhiên, đối với những người không chuyên thì từ này còn khá lạ lẫm. Vậy dropshipping là gì? Loại hình này có những ưu nhược điểm nào? Wikikienthuc sẽ cùng các bạn tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Dropshipping là gì?

Rất nhiều người thắc mắc Dropshipping là gì? Thì Dropshipping hay dropship đều là thuật ngữ trong vận chuyển sản phẩm, hàng hóa. Nghĩa của từ này là bỏ qua khâu vận chuyển. Dropshipping tương tự như việc bạn bán hàng nhưng không cần phải mua hàng để lưu trữ giống như các đại lý.

Quá trình vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng sẽ do bên đối tác thực hiện. Đây là một mô hình khá phổ biến trên thế giới. Và cũng đang dần trở lên phổ biến hơn tại Việt Nam. Các đơn vị, đại lý đăng ký làm dropshipping chỉ cần làm nhiệm vụ Marketing online cho sản phẩm để tiếp cận khách hàng.

Dropshipping là gì?

Khi khách hàng đặt mua sản phẩm thì bên đối tác sẽ vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng và trích hoa hồng cho bạn. Với mô hình này thì các đại lý không cần phải trữ sản phẩm hoặc không bao giờ nhìn thấy sản phẩm. Nhưng họ vẫn quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và thực hiện chức năng như một người bán hàng.

Lợi ích của Dropshipping

Khi hiểu được khái niệm dropshipping là gì thì rất nhiều người muốn áp dụng mô hình này bởi có nhiều ưu điểm. Những lợi ích khi sử dụng mô hình dropshipping gồm có:

1. Không cần phải có nhiều vốn

Một trong những lợi thế của mô hình này là bạn không cần phải có nhiều vốn cũng có thể lập tức kinh doanh ngay. Bạn không cần phải mua bất cứ sản phẩm nào để trữ cũng không cần phải có kho để chứa hàng.

Bạn thậm chí cũng không cần phải có cơ sở để đặt cửa hàng cho mình. Hình thức dropshipping đã giúp tiết kiệm rất nhiều khoản phải chi trả so với hình thức bán hàng truyền thống.

Các ưu điểm của mô hình Dropship.

2. Dễ dàng bắt đầu

Khởi động một doanh nghiệp, một cơ sở bán hàng trực tuyến chắc chắn dễ hơn nhiều so với bán hàng truyền thống. Bạn sẽ không cần phải suy nghĩ hay lo lắng về:

  • Quản lý kho hàng, trả tiền cho kho hàng
  • Đóng gói sản phẩm, vận chuyển các đơn hàng
  • Theo dõi số lượng hàng hóa còn tồn kho trên sổ sách
  • Xử lý tờ khai cũng như các lô hàng trong nước
  • Phải liên tục đặt hàng cho các sản phẩm và quản lý mức độ hàng tồn kho

3. Chi phí thấp

Chi phí cho việc kinh doanh theo mô hình dropshipping là rất thấp. Do không cần phải lo việc mua hàng hóa lưu kho và không cần trả chi phí quản lý kho. Nên chi phí cho mô hình kinh doanh dropshipping là rất thấp. Trong thực tế thì có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng mô hình này và đặt luôn văn phòng tại nhà.

Chỉ cần có một chiếc máy tính là họ có thể Marketing online. Số tiền để chi trả cho hình thức này nhỏ hơn 100$ mỗi tháng. Khi quy mô kinh doanh lớn hơn, cần đầu tư trang thiết bị để marketing tốt hơn.Thì mức chi phí này vẫn thấp hơn so với bán hàng truyền thống.

4. Địa điểm linh hoạt

Với mô hình dropshipping, bạn có thể bán hàng ở bất cứ đâu. Chỉ cần một thiết bị thông minh để đăng tải hình ảnh sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Do đó, địa điểm kinh doanh của bạn rất linh hoạt. Bạn có thể giới thiệu sản phẩm khi ở nhà, khi đi chơi hoặc ở bất cứ đâu.

5. Dễ mở rộng quy mô

Đối với các cửa hàng, doanh nghiệp truyền thống muốn mở rộng quy mô lớn gấp 2 thì phải bỏ ra công sức gấp 2 lần. Tuy nhiên, đối với mô hình dropshipping thì vấn đề này sẽ được bên cung cấp sản phẩm giải quyết. Do đó, các bạn có thể dễ dàng mở rộng quy mô kinh doanh.

Những nhược điểm của Dropshipping

Dropshipping có phải là mô hình kinh doanh ưu việt nhất không? Thực ra, dropshipping cũng có những nhược điểm nhất định như sau:

1. Lợi nhuận thấp

Lợi nhuận thu được từ kinh doanh dropping sẽ thấp hơn nhiều so với kinh doanh truyền thống. Do bạn chỉ đóng vai trò như một bên trung gian giới thiệu sản phẩm và ăn hoa hồng của nhà cung cấp nên lợi nhuận sẽ thấp hơn.

Hơn nữa, hiện nay môi trường kinh doanh dropshipping bị cạnh tranh rất gay gắt khiến cho lợi nhuận cũng bị giảm xuống.

Nhược điểm của mô hình Dropshipping.

2. Khó theo dõi hàng hóa

Khi bạn có nhiều nguồn cung ứng từ các kho khác nhau thì rất khó để theo dõi xem hàng hóa của mình đã được vận chuyển đến đâu. Hơn nữa, không phải tất cả các nhà cung cấp đều hỗ trợ công nghệ cho bạn.

3. Vận chuyển phức tạp

Do bạn không thể chủ động trong vấn đề vận chuyển mà phụ thuộc vào bên cung cấp nên rất phức tạp. Giả sử bạn lấy hàng từ 3 nơi khác nhau với 3 hình thức vận chuyển khác nhau. Thì bạn sẽ phải trả phí cho cả 3 hình thức vận chuyển đó.

4. Lỗi đến từ nhà cung cấp

Trong một vài trường hợp, bạn sẽ bị khách hàng phản ánh về chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, bạn chỉ là bên trung gian. Lỗi thực sự thuộc về phía nhà cung cấp. Do đó, đối với hình thức này thì không ít người phải chịu tiếng oan.

Trên đây là những thông tin hữu ích về Dropshipping cũng như những ưu nhược điểm của hình thức này. Nếu bạn chưa biết Dropshipping là gì thì đừng lướt qua bài viết trên nhé. Chúc các bạn thành công trong quá trình làm việc với Dropship của mình.

5/5 - (1 bình chọn)