Doanh nghiệp tư nhân là gì? Ưu và nhược điểm của loại hình này

Ở nước ta số lượng doanh nghiệp tư nhân đang ngày càng gia tăng. Và chiếm số lượng lớn số lượng doanh nghiệp được đăng ký.

Với những người có đam mê kinh doanh và muốn thành lập thương hiệu riêng cho mình. Thì thường sẽ lựa chọn loại hình doanh nghiệp này để dễ dàng quản lý.

Vậy doanh nghiệp tư nhân là gì? Loại hình doanh nghiệp này có những ưu và nhược điểm nào để bạn cần cân nhắc trước khi thành lập công ty? Và khi đăng ký doanh nghiệp tư nhân cần lưu ý những điều gì? Cùng trình tự các bước đăng ký sẽ được thể hiện thông qua bài viết dưới đây.

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của công ty (căn cứ vào điều 183 luật doanh nghiệp năm 2014).

Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Và mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Và chủ doanh nghiệp tư nhân không đồng thời là chủ hộ kinh doanh và là thành viên của công ty hợp danh.

Doanh nghiệp tư nhân là gì.

Doanh nghiệp tư nhân không có quyền góp vốn thành lập hay mua cổ phần trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

1. Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân

Dưới đây là những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp tư nhân:

  • Vì là doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu nên chủ của doanh nghiệp tư nhân có thể toàn quyền quyết định mọi vấn đề trong doanh nghiệp của mình.
  • Doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc bởi các quy đinh pháp luật. Như một đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng như tổ chức tín dụng có hợp tác với doanh nghiệp.
  • Chế độ trách nhiệm được quyết định bởi một chủ sở hữu nên vô hạn. Từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác và khách hàng.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, đơn giản/

2. Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

  • Do phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nên doanh nghiệp tư nhân có tính rủi ro cao.
  • Dù thuê giám đốc quản lý thì chủ doanh nghiệp đầu tư vẫn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. (kể cả khi không tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp đó).

Những vấn đề cần lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân

Trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn tên cho doanh nghiệp tư nhân
  • Tên tiếng việt: phải bao gồm hai nhân tố là: loại hình doanh nghiệp. (được viết là doanh nghiệp tư nhân hoặc DNTN). Và tên riêng là tên mà chủ sở hữu đặt tên cho doanh nghiệp của mình.
  • Tên tiếng nước ngoài: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng việt sang một thứ tiếng nước ngoài khác. Khi dịch tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch sang nghĩa tương ứng.
  • Tên viết tắt: Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài.

Tên mà doanh nghiệp đặt sẽ được phòng đăng ký kinh doanh chấp nhận hoặc từ chối. Vì phòng này là quyết định cuối cùng cho phép tên của doanh nghiệp là hợp pháp và được sử dụng.

Ngoài ra khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Chúng ta cần phải chú ý tới các vấn đề ngay sau đây:

1. Lựa chọn trụ sở khi thành lập

Trụ sở của doanh nghiệp tư nhân là địa điểm dùng để liên lạc giữa doanh nghiệp và những đối tác khác. Trụ sở phải có địa chỉ được xác định gồm số nhà, đường, ngõ, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố, số điện thoại, số fax (nếu có).

Trụ sở của doanh nghiệp không được đặt tại căn hộ chung cư có diện tích thuộc nhà chung cư chỉ có chức năng nhà ở. Hoặc phần diện tích nhà chung cư có chức năng nhà ở đối với các tòa nhà hỗ trợ như trung tâm thương mại, văn phòng,… (theo luật nhà ở 2014 và nghị định 99/2015/NĐ-CP).

Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tư nhân.

2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Đối với những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Đối với những ngành nghề không có trong hệ thống ngành kinh tế. Và chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác sẽ do cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận.

3. Vốn điều lệ

Doanh nghiệp tư nhân không có vốn điều lệ, vốn đăng ký kinh doanh được gọi là vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.

Chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Số vốn cần được nêu rõ là Việt Nam Đồng, ngoại tệ, vàng hay các tài sản khác. Số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Để hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp cần thực hiện theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân

Chủ doanh nghiệp cần soạn một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tư nhân
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp như: chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn hiệu lực
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả. Nếu người đó không phải là người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền qua trang điện tử theo quy trình trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau khi được chấp nhận, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền nộp trực tiếp bản cứng tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nhận kết quả.

Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề doanh nghiệp tư nhân là gì mà Wikikienthuc muốn cung cấp đến cho bạn đọc.

Nếu muốn tìm hiểu thêm các thông tin khác vui lòng truy cập vào website để được cung cấp thêm nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhé.

5/5 - (1 bình chọn)