Người ta thường hay nói “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” thật là không sai. Trong Tiếng Việt, có rất nhiều từ đồng âm cho nên dẫn đến việc chúng ta thường hay mắc các lỗi về chính từ.
Một trong số đó là sự nhầm lẫn giữa 2 từ giùm và dùm. Vậy dùm hay giùm là viết đúng chính tả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc nhé.
Nội dung chính:
Dùm hay giùm mới đúng chính tả Tiếng Việt?
Trong ngôn ngữ nói hay giao tiếp hằng ngày, giùm và dùm là 2 từ đồng âm nên có cách phát âm giống nhau. Điều này dẫn đến tình trạng nhiều người có sự nhận định sai về cách viết.
Theo cuốn từ điển Tiếng Việt của GS.Hoàng Phê, từ “giùm” mới là từ đúng chính tả, còn từ “dùm” là cách viết sai vì nó không được định nghĩa là gì cả. Từ “Dùm” ở đây chỉ là một biến thể sai chính tả được sử dụng bởi một số người mà thôi.
Như vậy, bạn có thể phát âm sai từ “giùm” thành “dùm” nhưng tuyệt đối không được viết sai chính tả. Và nhớ một điều rằng, “giùm” mới là từ viết đúng chính tả trong Tiếng Việt nhé.
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa “giùm và dùm”
Sự nhầm lẫn chính tả không còn quá xa lạ đối với tiếng Việt của chúng ta nói chung và giữa từ “giùm và “dùm” nói riêng. Vậy tại sao lại có sự nhầm lẫn này? Và dưới đây sẽ là câu trả lời cho câu hỏi này:
1. Xét về tính chất vùng miền
Việt Nam là đất nước có nhiều vùng miền khác nhau. Vì thế, cách phát âm cũng trở nên đa dạng. Nó không theo một quy chuẩn nào cả. Đây cũng chính là thói quen giao tiếp hằng ngày ở từng địa phương.
Thông thường, những người ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ sẽ phát âm là “giùm”. Những người miền Nam hay Nam Trung Bộ sẽ phát âm thành “dùm”. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa từ “giùm” và “dùm”.
2. Xét về mặt ngữ âm Tiếng Việt
Sự nhầm lẫn này chính là bắt nguồn từ đặc điểm của Tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta có đặc điểm là thứ chữ ghi âm, có nghĩa là nói thế nào thì ghi thế ấy. Mà chữ cái “d”, “gi” khi phát âm đều được ghi lại bởi một âm vị /z/ chi nên dẫn đến việc viết sai chính tả.
Chính sự tương đồng trong cách phát âm này dẫn đến việc chúng ta khó mà phân biết được đâu là “d”, đâu là “gi”. Và những cặp từ có phụ âm “d”. “gi” thường rất mắc phải lỗi này chứ không riêng gì hai từ “dùm” và “giùm”
Ý nghĩa của từ “Giùm”
Về mặt ý nghĩa, “Giùm” là một từ có ý nghĩa là làm hộ cái gì đó cho ai hoặc nhờ người khác làm giúp mình một việc gì đó. Từ “giùm” thường đứng sau động từ và đứng ngay trước danh từ chỉ người hoặc vật. Cách sử dụng từ “giùm” có phần trang trọng, mang lại cho người đối diện cảm giác lịch sử, chân thành.
Ví dụ: về cách sử dụng từ “giùm”
- Động từ + “giùm”: làm giùm, nói giùm, lấy giùm,…
- Động từ + “giùm” + danh từ: làm giùm tôi , lấy giùm quyển sách, làm giùm hộ chiếu…
- “Giùm” trong câu hoàn chỉnh: Bạn có thể lấy giùm quyển sách trên bàn giúp tôi được không?, Mày làm giùm tao bài tập này đi,…
Vai trò của từ “Giùm” ở trong câu
Chúng ta thường sử dụng từ “giùm” trong các trường hợp nhờ giúp đỡ hoặc muốn giúp đỡ ai đó. Vậy, trong các trường hợp đó, từ “giùm” đóng vai trò như thế nào? Dưới đây là vai trò của từ “giùm” ở trong câu:
1. Vai trò từ “giùm” trong câu với ý nghĩa nhờ người khác giúp đỡ
Câu với ý nghĩa là bạn đang cần sự giúp đỡ từ ai đó thì bạn nên sử dụng từ “giùm” đi kèm sau với động từ để thể hiện sự tôn trọng đối với người mà bạn nhờ vả. Điều này cũng sẽ làm cho họ thoải mái giúp bạn mà không suy nghĩ gì cả. Nếu không sử dụng từ “giùm” có thể ý nghĩa của câu sẽ bị thay đổi đôi chút.
Ví dụ câu “Bạn lấy giùm quyển sách trên bàn cho tôi với” và câu “Bạn lấy quyển sách trên bàn cho tôi với”. So sánh 2 câu này có thể thấy ở câu thứ 1, lời nhờ vả có cảm giác dễ chịu và lịch sự hơn. Còn câu 2 có hơi mang tính chất ra lệnh một chút.
Mà đối với việc nhờ người khác giúp đỡ mình thì chúng ta nên chú ý đến cách sử dụng từ sao cho hợp lý. Tuy có thể đối với người bạn thân thiết thiết của bạn thì không sao nhưng đối với những người khó tính thì điều này có thể khiến họ cảm thấy không được tôn trọng.
2. Vai trò của từ “giùm” trong câu với ý nghĩa giúp đỡ người khác
Từ “giùm” trong câu với ý nghĩa giúp đỡ người khác sẽ cho họ thấy được sự chân thành của bạn. Sự giúp được của bạn ở đây không chỉ đơn thuần là giúp cho có mà đó chính là thành ý của bạn. Thêm từ “giùm” vào trong câu sẽ cho thấy được bạn thật sự muốn làm việc đó cho họ và chính họ cũng cảm nhận được điều này. Chính vì sự chân thành của bạn mà sẽ làm cho người đó có thiện cảm về bạn nhiều hơn.
Như vậy, chúng tôi vừa giúp bạn trả lời câu hỏi “Dùm hay giùm mới là đúng chính tả Tiếng Việt”. Hy vọng các bạn sẽ có không mắc phải sự nhầm lẫn giữa 2 từ này khi viết nhé. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Chỉ là chủ quan, không có giải thích nguồn gốc thuyết phục
Tui thấy từ dùm giốg như đag yêu cầu mik làm ln í kỉu:làm dùm cái
“Giùm” trong câu hoàn chỉnh: Bạn có thể lấy giùm quyển sách trên bàn giúp tôi được không?
Một ví dụ quá lủng củng: đã lấy giùm rồi còn giúp tôi.
Theo tôi, chỉ cần: “Bạn có thể lấy giùm tôi quyển sách trên bàn được không?” là đã đầy đủ.
Chưa thuyết phục lắm. Thực ra chữ viết chỉ là quy ước thôi, nhưng cũng cần sử dụng thống nhất. Nói như tác giả thì mặc định từ “giùm” có nguồn gốc từ Miền Bắc rồi. Theo tôi nghĩ, có thể người MB không phát âm được từ “dùm”???
Ủa, miền Bắc nói là “giúp” mà, miền Nam mới nói là “giùm”. Nhưng mà phát âm là “dùm” nên mọi người hay quen viết thành “dùm”.
Đồng ý. Người miền Bắc hầu như không bao giờ dùng từ “giùm”, mà dùng “giúp” hoặc “hộ”. Người miền Nam thì ngược lại. Vậy thì tại sao phải viết từ phổ biến của người miền Nam theo phát âm của người miền Bắc.
Đây đã mặc định từ giùm chứ đâu có giải thích gì đâu? Không cắt nghĩa được sự khác biệt giữa ‘giùm” và “dùm”. Tác giả biện hộ cách phát âm vùng miền? Rồi lấy Giáo sư gì đó ra hù dọa. Trong khi M. Bắc không bao giờ sử dụng từ “giùm” hay “dùm”, chỉ nói từ “hộ” hoặc “giúp:
Gium k đúng lắm .