Ethanol là gì? Tính chất, công dụng và cách điều chế Ethanol

Bạn đang muốn tìm hiểu những thông tin chi tiết nhất về Ethanol? Ethanol là gì? Tính chất lý hóa của Ethanol như thế nào? Cách điều chế của Ethanol ra sao? Công dụng cũng như những lưu ý khi sử dụng Ethanol là gì? Mua hóa chất Ethanol ở đâu là uy tín nhất?

Với những câu hỏi trên thì thật khó để các bạn có thể tự trả lời và nhớ được tất tần tật những điều đó phải không nào? Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc của bạn liên quan đến Ethanol. Hãy cùng theo dõi nhé!

Ethanol là gì?

Ethanol hay Etanol, còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như rượu etylic, ancol etylic, rượu ngũ cốc hay cồn.  Ethanol là một hợp chất hữu cơ dễ cháy, không màu, là một trong các loại rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn. Trong cách nói dân dã thì thông thường Ethanol được nhắc đến một cách đơn giản gọi là rượu.

Methanol và Ethanol đều là những hợp chất cơ bản nhất, đứng đầu trong dãy đồng đẳng ancol no, đơn chức, mạch hở. Trong đó Ethanol là phổ biến hơn cả.

Ethanol có cấu tạo phân tử như thế nào?

Ethanol là một ancol mạch hở, công thức hóa học của nó là C2H6O hay C2H5OH. Một công thức thay thế khác là CH3-CH­2-OH thể hiện cacbon ở nhóm Metyl (CH3-) liên kết với cacbon ở nhóm metylen (-CH2-), nhóm này lại liên kết với oxy của nhóm hydroxyl (-OH).

Tính chất của Ethanol

Ở điều kiện tự nhiên, Ethanol là một chất lỏng, không màu, trong suốt, mùi thơm dễ chịu và đặc trưng, vị cay, dễ cháy, không màu, tan vô hạn trong nước. Là một trong các loại rượu thông thường có trong thành phần của đồ uống chứa cồn.

Các thông số cơ bản của rượu Ethanol:

  • Nhẹ hơn nước, có khối lượng riêng 0.7936 g/ ml ở 15 độ C
  • Tỉ trọng trung bình là 0.8 g/ cm3
  • Nhiệt độ nóng chảy ở – 117.3 độ C và sôi ở 78.5 độ C
  • Ethanol có độ nhớt và ít bay hơi hơn so với các hợp chất hữu cơ có cùng trọng lượng phân tử

Ethanol được ứng dụng như thế nào?

Sau khi đã hiểu được Ethanol là gì thì nội dung tiếp theo mà bạn nên tìm hiểu đó chính là những ứng dụng của Ethanol trong cuộc sống của chúng ta như thế nào nhé.

1. Trong công nghiệp

Trong công nghiệp thì Ethanol được dùng làm nguyên liệu để sản xuất các hợp chất hữu cơ khác như đietyl ete, axit axetic,…

Phần lớn lượng Ethanol được dùng làm dung môi trong ngành công nghiệp dược phẩm, nước hoa, in ấn, sơn, điện tử, dệt may, để pha chế vecni,…

Bên cạnh đó thì trong công nghiệp, Ethanol còn được dùng làm nhiên liệu dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

Ngoài ra, trong công nghiệp mỹ phẩm, Ethanol là một dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành phần trong mỹ phẩm.

2. Trong ngành thực phẩm, đồ uống

Ethanol là cồn, do đó, nó là thành phần chính để làm đồ uống có cồn. Khi đó, Ethanol sẽ được chuyển hóa như một năng lượng cung cấp chất dinh dưỡng, tốt nhất cho hệ tiêu hóa nếu uống với lượng vừa phải.

Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều  rượu thì sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. Đặc biệt là khi nồng độ cồn trong máu vượt quá 0.5% sẽ gây hôn mê sâu hoặc tử vong cho người sử dụng.

3. Ngành y tế, dược phẩm

Cồn Ethanol được sử dụng rộng rãi trong y tế với tác dụng chống vi khuẩn, vi sinh vật. Bên cạnh đó, Ethanol còn được dùng để sản xuất thuốc ngủ vì nó có thể gây mê, gây buồn ngủ cho người sử dụng.

Đặc biệt, với dung dịch chứa 70 – 90 % Ethanol có thể tiệt trùng các thiết bị, dụng cụ, vết thương,… bởi nó có tính sát khuẩn cao. Đồng thời, dung dịch chứa 70 – 90 % Ethanol còn có hiệu quả khi chống lại phần lớn các loại vi khuẩn và nấm cũng như nhiều loại virus,… Khi sát khuẩn vết thương, tùy vào yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ mà chúng ta sẽ cần dùng dung dịch cồn có nồng độ khác nhau.

Điều chế Ethanol như thế nào?

1. Ethanol được lên men từ hạt hoặc các loại cây

Ethanol được sản xuất dựa vào quá trình lên men các nguồn hydratcacbon có trong tự nhiên như lúa mì, lúa mạch, đường, ngô, sắn, mùn, gỗ,…

Quá trình sản xuất Ethanol từ các loại hạt hoặc các loại cây này có thể phân chia thành 2 công đoạn. Thứ nhất là công đoạn lên men nhằm sản xuất bio ethanol và công đoạn chưng cất, làm khan ethanol có nồng độ cao để pha trộn vào xăng. Hiện nay, phương pháp sinh học này sử dụng khá phổ biến.

2. Công nghệ sản xuất Ethanol tổng hợp

Sản xuất Ethanol bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong công nghệ tổng hợp hóa dầu, Ethanol được điều chế bằng dây chuyền công nghệ hydrat hóa khí etylen bằng chất xúc tác acid.

Cho etylen hợp nước ở 300 độ C, áp suất 70 – 80 atm với chất xúc tác là acid wolframic hoặc acid phosphoric:

Ta có phương trình điều chế sau:

H2C=CH2 + H2O → CH3CH2OH

3. Thông qua con đường làm tinh khiết giữa Ethanol và nước

Đối với hỗn hợp Ethanol và nước, điểm sôi hỗn hợp (azeotrope) cực đại ở nồng độ 96% Ethanol và 4% nước. Vì lý do này, chưng cất phân đoạn hỗn hợp ethanol-nước (chứa ít hơn 96% ethanol) không thể tạo ra ethanol tinh khiết hơn 96%. Vì vậy, 95% etanol trong nước là dung môi phổ biến nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo quản Ethanol

  • Cồn công nghiệp phải được cất trong khu vực thông gió tốt, tránh xa ánh nắng mặt trời, các nguồn  gây cháy và các nguồn nhiệt khác
  • Ethanol và hỗn hợp của nó với nước chứa trên 50% Ethanol (cồn 50 độ trở lên) là các chất dễ gây cháy và dễ bắt lửa. Do đó, hãy bảo quản Ethanol tránh xa các bình xịt, các nguyên tố dễ cháy, oxy hóa, chất ăn mòn và cách xa các sản phẩm dễ cháy khác mà các sản phẩm này không gây hại hay gây độc cho con người và môi trường

Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ liên quan đến vấn đề Ethanol là gì sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Giúp các bạn có thêm kiến thức về Ethanol cũng như biết cách sử dụng, cách điều chế và bảo quản Ethanol một cách an toàn và hiệu quả nhất. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công!

5/5 - (1 bình chọn)