Hiện nay, số lượng người mắc các bệnh mạn tính đang ở mức rất cao và nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy mức độ mắc bệnh mạn tính có thể nặng nhẹ khác nhau. Nhưng đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh trong thời gian dài và số lần mắc bệnh nhiều lần. Lặp đi lặp lại khiến sức khỏe người bệnh suy giảm.
Vậy bệnh mạn tính là gì? Làm thế nào để hạn chế mắc các bệnh mạn tính ở các đối tượng khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu về mức độ của bệnh mạn tính qua bài viết dưới đây nhé.
Nội dung chính:
Bệnh mãn tính là gì?
Theo định nghĩa y tế thì bệnh mạn tính là việc một căn bệnh tồn tại trong một thời gian dài. Có thể kéo dài từ 3 tháng đến hơn 1 năm. Thông thường bệnh mạn tính không thể phòng ngừa được bằng vắc xin hay chữa khỏi được bằng thuốc nhưng lại không thể tự khỏi.
Bệnh mạn tính sẽ sống chung với bạn nên bạn chỉ còn cách kiểm soát các triệu chứng hàng ngày của bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh thường trải qua các chu kỳ như phát triển nặng, được kiểm soát và ổn định.
Tại sao lại mắc bệnh mạn tính?
Bệnh mạn tính xảy ra do có sự tác động lâu dài của các yếu tố như: các độc tố, quá tải một số chức năng trong cơ thể, tuổi tác, thói quen sinh hoạt không tốt hoặc các vấn đề về tâm sinh lý… Dẫn đến cơ thể bị suy giảm, thoái hóa, rối loạn các chức năng sống của cơ thể.
Nguyên tắc điều trị bệnh mạn tính
Đặc điểm nổi bật trong việc điều trị bệnh mạn tính là áp dụng những chế độ kiểm soát bệnh lâu dài. Để phục hồi các chức năng, hạn chế tối đa những biến chứng thực thế.
Người mắc bệnh mạn tính nên bắt đầu tập luyện, phục hồi chức năng và thay đổi lối sống tích cực hơn. Sử dụng thực phẩm chức năng và thuốc có nguồn gốc tự nhiên. Khi bắt buộc sử dụng thuốc tây người bệnh cần phải tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Những bệnh mạn tính thường gặp
Bệnh mạn tính có thể xuất hiện ở bất kỳ bệnh lý nào. Sau một thời gian không điều trị cùng một số tác nhân tác động vào sẽ biến thành mạn tính. Dưới đây là một số bệnh mạn tính thường gặp.
1. Viêm khớp
Viêm khớp là bệnh khá phổ biến do có ảnh hưởng đến khả năng vận động của con người ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy có nhiều biện pháp điều trị viêm khớp hiệu quả nhưng bệnh này rất dễ chuyển sang mạn tính. Do thời gian mắc bệnh kéo dài. Các triệu chứng khi chưa nặng người bệnh thường rất chủ quan và không chữa trị.
Với những người mắc viêm khớp tập thể dụng thường xuyên với cường độ vừa phải. Sẽ giúp họ giảm đau và cứng khớp. Xây dựng cơ bắp khỏe mạnh và tăng sự linh hoạt cũng như sức bền của khớp.
2. Tim mạch
Bệnh tim mạch bao gồm: đau tim và đột quỵ là những bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. Bệnh phát triển thành mạn tính do những hành vi xấu ảnh hưởng đến sức khỏe như: hút thuốc lá, dinh dưỡng kém và ít vận động thể chất.
3. Ung thư
Hai loại ung thư thường dễ chuyển sang những giai đoạn nặng đó là ung thư đại trực tràng và ung thư vú. Khi bệnh nhân phát hiện ra tế bào ung thư thường đã ở giai đoạn 2 hoặc 3. Nên việc điều trị thường kéo dài. Độ tuổi bệnh nhân mắc 2 loại ung thư này thường từ 50 tuổi trở lên.
Nhưng cũng có những trường hợp người mắc ung thư trẻ hơn. Do chế độ ăn uống gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Không hoạt động thể chất hoặc sử dụng những chất kích thích gây hại cho cơ thể.
4. Tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh mạn tính cực kỳ nghiêm trọng. Gây hại nhiều đến sức khỏe người mắc bệnh. Nhằm ngăn ngừa căn bệnh này cần thăm khám ngay khi phát hiện những thay đổi trong cơ thể. Cải thiện tình trạng chăm sóc sức khỏe bản thân bằng lối sống tích cực và lành mạnh. Tự quản lý bệnh khi đã mắc như chế độ ăn kiêng, luyện tập phù hợp.
5. Các vấn đề về răng miệng
Những bệnh lý liên quan đến nha khoa tuy gây đau đớn về thể chất lẫn tâm lý. Nhưng lại là những bệnh thường ít được quan tâm khi đang ở mức độ nhẹ.
Chỉ khi đau quá mức và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày người bệnh mới thăm khác bác sĩ. Khi đó nguy cơ trở thành mạn tính rất cao và việc điều trị sẽ khó khăn, kéo dài hơn.
Cách phòng bệnh mạn tính
Để phòng ngừa bệnh mạn tính, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng đời sống lành mạnh, tích cực.
- Ăn nhiều rau và trái cây như đậu hoặc các loại ngũ cốc toàn phần, hạn chế ăn gạo xát trắng.
- Tập thể dục thể thao trung bình mỗi ngày 30 phút.
- Chuyển từ việc ăn mỡ động vật bão hòa sang mỡ thực vật. Giảm lượng mỡ tiêu thụ, muối và đường.
- Không hút thuốc lá và sử dụng các loại đồ uống có cồn, gas.
- Tiến hành khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Khám sàng lọc ung thư ở độ tuổi từ 50 trở lên để sớm phát hiện các dấu hiệu u, ung thư trong cơ thể.
Bài viết trên đây Wikikienthuc.com đã cung cấp cho bạn những thông tin về bệnh mạn tính. Cũng như những loại bệnh mạn tính thường gặp. Và những cách để phòng ngừa bệnh mạn tính mà người bệnh nên áp dụng.