Trong thời gian gần đây, chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta khi lướt Facebook hay các trang mạng xã hội khác. Cũng đều dễ dàng bắt gặp những từ như so deep, deep, mood, tụt mood…
Những từ tiếng Anh được đưa vào cuộc sống hàng ngày thì cũng không còn gì quá xa lạ. Nhưng với từ ngữ mood mặc dù được sử dụng nhiều. Nhưng chưa chắc nhiều người sử dụng cũng hiểu ý nghĩa của từ này.
Vậy mood là gì? Tụt mood là gì? Mood được dùng trong trường hợp nào? Vì sao từ mood được giới trẻ dùng nhiều đến vậy? Mọi thắc mắc này của các bạn sẽ được Wiki Kiến Thức giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Nội dung chính:
Mood là gì?
Mood là từ có thể dùng để chỉ tâm trạng. Thường thì từ mood để biểu thị cảm xúc không quá mãnh liệt, chỉ là vui hoặc buồn. Chẳng hạn như “in a merry mood” (tâm trạng vui vẻ). Mood có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.
Mood là Feeling khác nhau như thế nào?
Nếu như từ feeling dùng để diễn tả một cảm xúc khi bạn trải nghiệm sẽ có, cảm thấy, cảm tưởng, diễn ra trong thời gian ngắn.
Chẳng hạn như “a feeling of pain” (cảm thấy đau đớn), “a feeling pleasure” (cảm thấy niề vui thích chân thật). Thì mood là một trạng thái cảm xúc kéo dài hơn feeling.
Down mood là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng có ít nhất một lần rơi vào tình trạng “tôi không có tâm trạng để làm gì cả” đúng không nào? Và điều ấy được gọi là down mood
Tụt mood là gì?
Vậy thì tụt mood là từ ghép để diễn tả những hội chứng chán nản, buồn rầu. Chẳng còn năng lượng hay sức lực gì. Nếu ghép tụt mood thì nghe cũng vần hơn, dễ nói hơn so với tụt feeling.
Ngoài việc diễn tả trạng thái của chủ quản thì tụt mood còn có thể bày tỏ về một quan điểm nào đó.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tụt mood của giới trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng tụt mood ở giới trẻ hiện nay. Chẳng hạn như:
1. Là người nhạy cảm
Trên thực tế, có một số người bẩm sinh đã nhạy cảm sẵn rồi. Những điều tiêu cực dù chỉ là một chút thôi cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của họ, chỉ chừng ấy thôi cũng đã khiến họ tự ái và luôn ở trong trạng thái cạn kiệt năng lượng.
Những người này khi thấy công việc khó, họ dễ dàng bỏ, làm qua loa hoặc bỏ xừ ở đó mặc cho ai la mắng. Họ khó thoát khỏi “comfort zone” vì sợ bản thân sẽ dính thêm bao nhiêu lần tụt mood nữa. Họ thích ẩn dật, thích an toàn, thích làm những việc không bị ai sai khiến.
2. Luôn tự cho mình kém cỏi
Trái ngược với những bạn biết khả năng của mình là hạn chế nhưng vẫn cố gắng thử sức mình đến đâu thì đến, lại có những bạn luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi thực sự, dù làm gì đi nữa thì cũng thất bại thôi. Khi đó họ lại bắt đầu thu mình lại, họ nhận thấy xung quanh mọi người đều chuyển động trong khi bản thân vẫn chưa dám dịch một bước chân ra khỏi vòng an toàn. Mặc cảm, tự ti khiến cho không ít người tụt mood và cảm thấy mình nhỏ bé.
3. Luôn đố kỵ với người khác
Thay vì ngưỡng mộ thì người ta lại đố kỵ với người khác. Thay vì ganh đua để phát triển thì người ta lại ganh tỵ.
Nếu đố kỵ nhiều sẽ dẫn đến hậu quả phó mặc, phó mặc cho cái gì xảy đến thì đến vì nghĩ rằng dù gì mình cũng không giỏi bằng người ta, không thành công bằng người ta, dần dần họ hết động lực để cố gắng.
4. Mặc cảm về hoàn cảnh, xuất thân
Có nhiều người nói xã hội bây giờ ngang bằng rồi, nhưng thực ra không hoàn toàn đúng đâu các bạn ạ. Có thể thấy trên thực tế chúng ta vẫn thấy hội nhà giàu vẫn thường chơi với nhau, hội tép riu vẫn đi về một ngã. Thi thoảng vẫn có người thấy mặc cảm về hoàn cảnh, về xuất thân của mình nhưng lại không dám nói ra vì ngại, vì sợ,… sợ người ta xa lánh.
Dù thế nào thì các bạn cũng nhớ rằng “Bạn sinh ra trong nghèo khó không là lỗi của bạn nhưng chết trong nghèo khó thì mới là lỗi của bạn” (Bill Gates).
5. Stress vì cuộc sống, vì công việc
Stress cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến cho nhiều bạn tụt mood. Công việc dồn dập, ôn thi căng thẳng, tình yêu chênh vênh, gia đình không hạnh phúc,… Có lúc, bạn chỉ muốn chạy trốn khỏi thế giới và ngủ quên đi một thời gian mà thôi, đúng không?
Nhưng chỉ được tụt mood một thời gian thôi, bạn sẽ nhận ra chính stress mới là thứ khiến cho bản thân mình trưởng thành. Đừng vì stress, vì những áp lực đấy mà bỏ cuộc, hãy biết vực dậy và lấy lại phong độ của bản thân như trước đây nhé!
6. Thiếu tình cảm và mất định hướng
Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ phải sống tự lập, sống xa gia đình từ sớm. Hoặc cha mẹ quá bận bịu với công việc làm ăn không thể quan tâm chăm sóc con cái. Có nhiều bạn có thể dễ dàng vượt qua, nhưng không phải ai cũng dễ dàng làm được như vậy.
Các bạn trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, có nhiều bạn thường bị tụt mood vì không có định hướng cho bản thân. Họ thường chán chường và mất đi cái ý chí mà trước đây họ đã ước mình trở thành những nhân vật tầm cỡ, những người thành công như thế nào.
Làm thế nào khi tụt mood để tránh bị vô cảm?
1. Luôn giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống
Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp thì những vấn đề mà bạn gặp phải sẽ dễ dàng giải quyết hơn rất nhiều.
2. Tự đánh giá xem điều gì làm thay đổi tâm trạng của bạn
Tinh tế một chút, bạn hãy để ý xem tâm trạng của bạn thay đổi thế nào qua mỗi ngày. Cố gắng theo dõi tâm trạng qua những hoạt động hằng ngày như ăn, ngủ , làm việc, gặp bạn bè. Khi nào bạn vui nhất, chuyện gì dễ làm bạn khó chịu. Bằng cách tự đánh giá bạn sẽ tự tìm ra giải pháp tụt mood cho bạn.
3. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp
Tâm trạng con người luôn thay đổi, những mối quan hệ tốt đẹp là cách giúp cho bạn không cảm thấy mình bị bỏ rơi, không cảm thấy cô đơn khi gặp những khó khăn trong cuộc sống. Khi bị tụt mood hãy tìm người nói chuyện bởi chia sẻ luôn là cách để nhẹ lòng. Hãy nói ra những điều nặng nề trong lòng với bạn bè, người thân hoặc có điều kiện là một chuyên gia tâm lý. Họ sẽ giúp bạn giải toả tâm lý lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
4. Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân
Hãy nhớ là luôn giữ tinh thần lạc quan, ăn uống lành mạnh và điều độ. Dành thời gian làm những thứ bạn yêu thích, đặt ra các mục tiêu theo từng cấp độ cho bản thân. Và tập tính hy sinh, chấp nhận những việc tồi tệ có thể xảy ra. Không nên suy đoán quá nhiều về những điều tiêu cực. Giúp đỡ những người xung quanh và chia sẻ với mọi người về khó khăn của bạn để loại bỏ tình trạng tụt mood nhé.
Ngày nay, thời đại kinh tế thị trường, có quá nhiều áp lực đặt lên vai bạn, nỗi lo cơm áo gạo tiền. Chính vì thế, các bạn trẻ rất dễ bị stress căng thẳng mệt mỏi, chán nản và tụt mood. Nhưng quan trọng là sau những khó khăn đó, mỗi người phải biết tự rèn luyện và thay đổi bản thân để bắt nhịp với cuộc sống. Và quan trọng là không để trạng thái tụt mood đó ngự trị quá lâu trong bạn.
Trên đây là những chia sẻ của mình về từ mood là gì, tụt mood là gì cũng như những nguyên nhân và giải pháp giúp cho các bạn trẻ thoát khỏi tình trạng tụt mood chi tiết nhất nhé. Mong rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!