Chúng ta vẫn thường nghe nói tới thành phần Sodium trong cuộc sống hàng ngày. Thành phần này thường góp mặt trong đồ ăn, đồ đóng gói.
Đây là một chất có vai trò nhất định đối với sức khỏe. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem Sodium là gì? Tình chất của Sodium và những lưu ý về nó nhé.
Nội dung chính:
Sodium là gì?
Sodium chính là Natri – một nguyên tố dồi dào nhất nằm trong nhóm kim loại kiềm. Trong bảng tuần hoàn, kim loại này mang số nguyên tử là 11.
Sodium thường có trong các khoáng chất khác chứ chưa từng xuất hiện độc lập trong tự nhiên. Sodium có ánh bạc, sáng và nổi trên nước.
Tùy thuộc vào hàm lượng kim loại và oxit mà Sodium có thể tự cháy trong nước hoặc không. Ở nhiệt độ dưới 115 độ C, kim loại này không cháy trong không khí. Khi sử dụng Sodium, bạn nên thận trọng để đảm bảo an toàn. Không nên để Sodium tiếp xúc với các chất mà có có phản ứng hóa học
Ứng dụng của Sodium trong thực tế
Sodium có rất nhiều ứng dụng và dưới đây là một số ứng dụng thực tế của Sodium. Xin mời các bạn tham khảo:
Đối với cơ thể con người, Sodium là một khoáng chất cần thiết giúp điều chỉnh huyết áp. Cơ thể cần khoảng 500mg mỗi ngày. Nguồn gốc chính của Sodium trong chế độ ăn uống là Sodium chloride (muối ăn).
Muối ăn vô cùng cần thiết cho sức khỏe. Đồng thời còn là một gia vị không thể thiếu. Và là chất bảo quản tự nhiên rất tốt.
Trong công nghiệp, Sodium cũng được ứng dụng rất nhiều. Vì thế nên lượng Sodium được sản xuất ra hàng năm rất lớn. Chúng được sử dụng để bảo quản, làm tan băng, chống đóng đá. Sodium có trong các chất làm sạch thông dụng như dầu gội đầu, nước súc miệng, kem đánh răng, và các loại nước tẩy rửa sủi bọt.
Đôi khi chất này được sử dụng trong quá trình làm pho mát. Sodium có trong muối ăn, bột soda. Được sử dụng sử dụng để sản xuất giấy, sản xuất xà phòng, làm vải vóc, làm thủy tinh… Sodium còn là kim loại có thể giúp tăng cường cấu trúc của một số loại hợp kim khác.
Sodium lỏng có khả năng truyền nhiệt nên thường được sử dụng như một chất truyền nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Lợi ích của Sodium với cơ thể
Đối với trẻ em thì Sodium (Natri) là một hoạt chất rất cần thiết. Natri quan trọng cho sự phát triển và hoạt động não bộ của trẻ. Natri còn giúp điều hòa huyết áp và hỗ trợ cho các hoạt động của các cơ.
Vì vậy bữa ăn của trẻ từ 1 tuổi trở lên cần có một lượng Natri nhất định (lượng nhỏ). Tuy vậy nên chú ý rằng Natri (muối ăn) có thể bị dư thừa và gây ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe của bé. Vì vậy ba mẹ cần chú ý để bảo vệ cho bé an toàn.
Đối với phụ nữ mang thai Natri cũng rất quan trọng. Lượng máu và chất lỏng trong cơ thể người phụ nữ thay đổi nhiều khi mang thai để giúp cho thai nhi phát triển tốt. Vì vậy mà cơ thể cần có thêm Sodium (natri) để bù nước bị mất.
Sodium chính là chất cần thiết để giúp điều hòa và bù vào lượng nước mà cơ thể người mẹ bị hao hụt. Để duy trì và giữ cho cơ thể được cân bằng.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý rằng chỉ cần bổ sung lượng muối vừa đủ. Tránh nạp quá nhiều để hạn chế các vấn đề về tim mạch, huyết áp và thận.
Đối với người phát triển bình thường, Natri là chất điện giải. Giúp giữ hàm lượng và cân bằng nồng độ chất lỏng cho cơ thể. Rối loạn Natri sẽ làm rối loạn nước trong cơ thể (vốn có tới 70% là nước).
Natri còn giúp cân bằng độ pH trong máu, giúp cân bằng môi trường axit – kiềm trong cơ thể. Sự cân bằng này sẽ giúp cơ thể chống lại các gốc tự do (là nguyên nhân gây ung thư). Sodium (natri) cũng có vai trò quan trọng với hệ thần kinh. Các hoạt động như dẫn truyền xung thần kinh, hạn chế chuột rút, hạn chế co cơ đều cần sự có mặt của sodium.
Cơ thể luôn cần một lượng natri (sodium) nhất định để đảm bảo dinh dưỡng và khỏe mạnh. Miễn là lượng natri không quá lớn gây ảnh hưởng xấu tới huyết áp và tim mạch.
Các tác hại của việc bị thừa Sodium trong cơ thể
Bạn cần natri để giúp cơ thể cân bằng và khỏe. Tuy nhiên nếu nạp quá chất này vào cơ thể sẽ dẫn tới nhiều tác hại. Có thể kể đến như sau:
- Tác động xấu đến tim mạch
- Dễ mắc bệnh huyết áp cao
- Dễ bị mắc ung thư dạ dày
- Dễ mắc các bệnh liên quan đến thận
- Tăng khả năng mắc các bệnh xương khớp (loãng xương) do tăng lượng bài tiết canxi. Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến tình trạng này.
Sodium (natri) có tầm quan trọng rất lớn và rộng. Nhất là đối với sức khỏe con người. Một lượng vừa đủ natri mỗi ngày sẽ cho chúng ta một cơ thể khỏe mạnh. Hợp chất cũng giúp ích nhiều trong ngành công nghiệp điều chế mỹ phẩm, thực phẩm, đóng gói…
Hiểu đủ về sodium có thể giúp bạn vừa tránh được nhiều nguy cơ bệnh tật. Vừa biết cách ứng dụng chúng vào cuộc sống. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu Sodium là gì? Và giúp ích cho bạn biết về cách sử dụng chúng một cách tốt nhất.