SPC được biết đến là hệ thống được nhiều doanh nghiệp “ưu ái” bởi những lợi ích mang đến là rất lớn. Thế nhưng với nhiều người SPC là gì thì vẫn còn khá mới mẻ với nhiều người. Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn đang ở thời đại 4.0 nhưng lại không biết đến SPC là gì?
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Cũng như cùng đi tìm hiểu sâu hơn và chi tiết về SPC là gì? Thì ngay sau đây Wikikienthuc.com xin mời các bạn hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
SPC là gì?
Thực tế tại nhiều nước trên thế giới SPC là khái niệm khá quen thuộc và xuất hiện từ lâu. Nhưng tại Việt Nam thì SPC chỉ thực sự trở nên rộng rãi trong vài năm trở lại đây. Các bạn có thể hiểu SPC theo định nghĩa dưới đây:
SPC chính là tên viết tắt tiếng Anh của cụm từ Statistical Process Control. Dịch ra cụm từ này mang nghĩa: kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê. Đây chính là phương pháp thu thập, phân tích và trình bày mọi dữ liệu có liên quan đến các hoạt động sản xuất, của nhà máy hay doanh nghiệp.
Nói một cách khác dễ hiểu hơn, SPC chính là việc các doanh nghiệp sử dụng một kỹ thuật hiện đại nhằm mục đích có thể thu thập, phân tích, phân loại và xử lý thông tin. Tất cả các dữ liệu sẽ được nghiên cứu, tổng hợp. Hướng đến mục đích phản ánh chất lượng của bộ máy doanh nghiệp.
Đương nhiên thông qua dữ liệu thu thập được bằng SPC. Doanh nghiệp, đơn vị nhà máy sẽ nắm bắt được thực trạng ở thời điểm thực tại. Kèm theo đó, mọi sự biến đổi của quá trình sản xuất doanh nghiệp cũng nắm được thông qua SPC. Lúc này họ sẽ tìm ra hướng đi, hướng giải quyết để đạt hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng.
Tác dụng của SPC là gì đối với doanh nghiệp?
Tất nhiên rồi, đây là một hệ thống rất quan trọng đối với một doanh nghiệp bất kỳ. Trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp. Việc nắm bắt các biến động trong sản xuất hàng hóa, hay máy móc vận hành… là điều ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển. Trong nhiều tác dụng của SPC chúng ta không thể không kể đến:
- SPC hỗ trợ nhà sản xuất kiểm tra, nắm bắt kịp thời các vấn đề xảy ra trong một quá trình làm việc. Người quản lý dễ dàng thu thập được dữ liệu cần thiết, quan trọng chỉ trong một thời gian ngắn mà không mất nhiều thời gian công sức.
- SPC là cánh tay, trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp phát hiện nhanh chóng các vấn đề còn tồn đọng để có hướng tháo gỡ nhanh chóng, kịp thời. Với sự góp mặt của SPC doanh nghiệp có thể tiên đoán, dự phòng những vấn đề có thể gây nên một sự việc, rắc rối nào đó. Nhờ đó mà doanh nghiệp chủ động hơn trọng quá trình vận hành và hoạt động.
- SPC là người “giúp việc” xác định, phòng tranh những thiếu sót và lôi sai trong quá trình vận hành. Thông qua đó, nâng cao hiệu quả và có thể thay đổi, cải tiến toàn bộ chất lượng đầu ra của sản phẩm.
Ngoài ra, cũng dựa vào SPC doanh nghiệp sẽ nhìn thấy nhưng thay đổi theo một chiều hướng nào đó của doanh nghiệp, đặc biệt là thay đổi sau khi thực hiện cải tiến.
Ưu nhược điểm của công cụ SPC
Công cụ SPC ngày càng được nhiều doanh nghiệp biết đến. Đặc biệt là được ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất hàng hóa và sản xuất công nghiệp. Dễ thấy rằng đây là một công cụ, hệ thống nắm bắt nhiều ưu điểm. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận được nhược điểm còn tồn tại. Vậy những ưu nhược điểm đó là gì?
Ưu điểm
Dễ thấy rằng, với một công cụ có thể dự đoán được những nguyên nhân, đánh giá được biến động trong sản xuất và quản lý thì nắm giữ được không ít ưu điểm. Và những ưu điểm lớn nhất mà các doanh nghiệp cũng mong chờ nhất chính là:
- SPC là công cụ giúp doanh nghiệp, nhà máy sản xuất giảm thiểu tối đa mọi biến cố có thể ập đến bất kỳ lúc nào trong quá trình vận hành, sản xuất.
- Với việc tập hợp, phân tích số liệu của một doanh nghiệp không hề đơn giản. Nhưng với việc sử dụng SPC doanh nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian công sức. Bởi việc làm đó, được SPC thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng.
- Xác định được sự cố, nguyên nhân nhanh chóng. Thế nên việc ứng dụng các phương pháp xử lý cụng được nhanh chóng và kịp thời.
- SPC là trợ thủ giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu suất làm việc, vận hành của toàn hệ thống. Điều đó đồng nghĩa, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, SPC cũng khó lòng tránh được một số nhược điểm. Vì trên thực tế không phải với tất cả các quá trình SPC cũng có thể hoạt động vận hành dễ dàng. Nhiều quá trình không thể vận hành dựa trên SPC.
Đồng thời để đạt được kết quả như mong muốn sẽ phải đảm bảo độ chính xác lớn. Trong nhiều tình huống không dễ dàng để đưa ra một giải pháp nhanh chóng, kịp thời cho doanh nghiệp. Thế nhưng nhược điểm này không phải luôn luôn xảy ra. Chúng chỉ tồn tại với tỷ lệ khá nhỏ, doanh nghiệp không nên quá lo lắng.
Hi vọng với những thông tin trên, chúng ta đã phần nào hiểu được về SPC. Dễ thấy rằng đây là một công cụ, hệ thống rất hữu ích với hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.